Links

28/4/09

Quan điểm bán hàng chuyên nghiệp

Trong mt bui hun luyn v ch đ “Quan đim bán hàng chuyên nghip” ti mt doanh nghip kinh doanh hàng kim khí đin máy, ging viên hi hc viên: “Chúng ta đang bán gì?”.

Đa số các câu trả lời đều là: “Chúng ta đang bán ti vi, tủ lạnh, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng…” Giảng viên hỏi tiếp: “Vậy, đối thủ của chúng ta đang bán gì?” Học viên đồng loạt trả lời: “Dạ, cũng y như vậy ạ!”

Nhiều người hẳn sẽ nghĩ, ông thầy này hỏi thật ngớ ngẩn. Có nhân viên bán hàng nào mà không biết mình đang bán sản phẩm gì. Có ai mà không biết rõ đối thủ của mình đang bán gì.

Thế nhưng, “đáp án” của giảng viên mới thực sự gây bất ngờ: “Chúng ta không bán sản phẩm, chúng ta bán lợi ích và sự thỏa mãn. Khách hàng không mua sản phẩm. Họ mua lợi ích - thứ mà sản phẩm mang lại cho họ, và sau đó là sự thỏa mãn - thứ mà sản phẩm tạo ra cho họ”. Câu trả lời quả thật là bất ngờ và sâu sắc!

Vì sao khách hàng không mua sản phẩm?

Rất nhiều nhân viên bán hàng, khi tiếp xúc với khách hàng đã “thao thao bất tuyệt” về thành phần cấu tạo, công thức hóa học, tên gọi linh kiện, hóa chất, các chức năng rất khó hiểu của sản phẩm, trong khi cái mà người tiêu dùng quan tâm là, sản phẩm mang lại lợi ích gì cho họ, thì lại không được giải thích cặn kẽ.

Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, lợi ích cảm xúc (emotional benefits) còn quan trọng hơn nhiều so với lợi ích chức năng (functional benefits). Lợi ích cảm xúc đóng góp rất lớn vào sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng.

Hãy lấy ví dụ về một ly cà phê. Nếu bạn vào một quán cà phê ở quận 12, Thủ Đức, hay Bình Tân, giá của một ly cà phê ngon chỉ khoảng trên 10.000 đồng.

Nhưng cũng ly cà phê đó, thậm chí không ngon bằng, nếu bạn ngồi trong một quán cà phê tương tự ở quận 1 hoặc quận 3, giá có thể sẽ gấp đôi, gấp ba, hoặc cao hơn, mặc dù không gian có thể chật hơn, trang trí kém hơn, nhân viên phục vụ thiếu nhiệt tình hơn… Và nhiều ví dụ tương tự khác với mỹ viện, nhà hàng, hiệu quần áo…

Về chức năng, những sản phẩm, dịch vụ này có thể mang lại lợi ích tương đương, nhưng về cảm xúc, lợi ích sẽ rất khác nhau. Những người sẵn sàng bỏ ra khoản tiền gấp ba, bốn lần để ngồi trong một nhà hàng hay quán cà phê sang trọng ở quận 1, không hẳn chỉ để mua những món ăn, ly cà phê; mà để mua lợi ích cảm xúc, và sự thỏa mãn do lợi ích cảm xúc mang lại. Đó là sự thỏa mãn với cảm giác được thể hiện “đẳng cấp” và sự sang trọng, được người khác “nể nang” vì dám “xài” sang, “chịu chơi”.

Thành công của nghề bán hàng là ở chỗ biết khơi gợi và “chào bán” những lợi ích cảm xúc ấy cho khách hàng. Và, những ai muốn trở thành người bán hàng chuyên nghiệp cần phải xác định rõ bạn đang bán lợi ích chứ không phải bán sản phẩm!

Một quan điểm quan trọng khác, nhưng chưa được phổ biến trong “giới” bán hàng, đó là: Hãy giúp khách hàng mua, chứ không phải chỉ bán. Nhiều nhân viên bán hàng (và cả doanh nghiệp) tìm mọi cách để bán được hàng, và “đẩy” hàng cho khách xong là hết trách nhiệm.

Trong nhiều trường hợp, nhân viên bán hàng tìm cách chèo kéo, nài nỉ để khách hàng mua giúp; trong khi đó, yếu tố làm thế nào để khách hàng “tự nguyện” mua lại không được chú trọng.

“Giúp khách hàng mua” có nghĩa là làm thế nào để khách hàng tin rằng quyết định mua hàng của họ là sáng suốt. “Giúp” tức là giải thích như thế nào để khách hàng hiểu được lợi ích của sản phẩm (cả chức năng lẫn cảm xúc) và tự họ quyết định việc mua thay vì bị nài ép, năn nỉ phải mua.

Có như vậy, khi cầm món hàng ra về, khách hàng mới có được cảm giác thoải mái vì chính mình đã quyết định chuyện mua hàng. Sự thỏa mãn phần nào nằm ở chỗ họ tin, họ đã làm điều đúng. Nhờ đó, những lần sau, nhân viên mới có cơ hội gặp lại những khách hàng này.

Quan điểm “Khách hàng không thích dở võ” cũng cần được chú trọng. Những nhân viên bán hàng được đào tạo một đôi ngày về kỹ năng thuyết phục khách hàng thường sử dụng một cách khá lộ liễu các món “võ” được trang bị khi học về chủ đề này. Điều đáng tiếc là nhiều khách hàng có ý thức “cảnh giác” cao dễ dàng nhận ra nhân viên bán hàng đang dùng “chiêu” để dụ họ.

Không có sự thuyết phục nào dễ mang lại thành công hơn sự chân tình và sự quan tâm thật sự đến lợi ích của khách hàng. Món “võ” cao siêu nhất là món “vô chiêu”, tức “võ mà không phải võ”. Các “cao thủ” bán hàng chính là những người thể hiện sự chân thành với khách hàng (một cách chân thành). Họ biết cách “nói” cho khách hàng biết là họ chẳng có “chiêu” nào cả, ngoài sự quan tâm thực sự đến lợi ích của khách hàng. Họ chỉ tìm cách “giúp khách hàng mua”.

Một trong những cách thể hiện sự quan tâm đơn giản và hiệu quả nhất là sẵn sàng tư vấn tận tình cho khách hàng mua sản phẩm của công ty khác, nếu như sản phẩm đó công ty mình không có, hoặc có, nhưng không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, chính sự chân thành này gây được cảm tình và sự tin tưởng cho khách hàng, để những lần sau, họ trở lại mua.

Tính chuyên nghiệp trong bán hàng, trước hết, phải được thể hiện trong quan điểm bán hàng. Từ quan điểm sẽ dẫn đến các diễn biến tâm lý và sự thể hiện qua các hành vi. Nếu người bán hàng thấm nhuần các quan điểm bán hàng chuyên nghiệp như trên, họ sẽ hiểu được tâm tư của khách hàng. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các “thương vụ”.

Theo Nguyễn Hữu Long

(Thời báo kinh tế Sài Gòn)

TRUST - Quy trình bán hàng chuyên nghiệp

Trong tất cả các lĩnh vực, thành công của một doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào việc bán hàng và tạo doanh thu. Tuy nhân viên bán hàng trẻ rất nhiệt tình và ham học hỏi nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn, vì họ chưa nắm vững phương pháp bán hàng và có những hiểu biết nhất định về nghề. Để có thể bán được hàng, họ nên đi theo một quy trình khép kín, nếu thiếu một mắt xích nào trong chuỗi bán hàng, thương vụ đó có thể sẽ thất bại.

Trên thế giới có rất nhiều chuyên gia bán hàng, qua kinh nghiệm thực tiễn họ đã sáng chế ra nhiều phương pháp tuyệt vời, mà bất cứ người nào làm trong ngành bán hàng cũng có thể học hỏi và áp dụng.

Là một guru nổi tiếng trên thế giới về nghệ thuật bán hàng, từ những kinh nghiệm thương trường và thành công trong sự nghiệp của mình, Zig Ziglar đã đúc kết nên một phương pháp bán hàng mang đầy tính nhân văn: tạo chữ “TÍN” trong lòng khách hàng. Ông đã kết hợp những phương châm sống giản dị vào quy trình bán hàng nổi tiếng của mình, với trọng tâm ở chữ TRUST (uy tín). TRUST là sự kết hợp của Think, Relate, Uncover the need, Sell the solution và Take action.

  1. Think – Chuẩn bị: đây là một bước rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn hiểu rõ về khách hàng cũng như các nhu cầu sơ khởi của họ. Và tạo cho bạn sự tự tin khi gặp khách. Hãy tìm thật nhiều thông tin liên quan đến khách hàng và phân tích chúng để hiểu khách hàng tốt hơn.
  2. Relate – Tạo mối quan hệ: dùng những thông tin bạn đã chuẩn bị trước để tạo dựng sự liên kết với khách hàng, hãy khiến họ tin tưởng và chú ý đến bạn. Và hãy cố tạo ấn tượng với khách bằng cách tập trung lắng nghe và quan tâm đến họ, tạo cho họ cảm giác thân thiện. Để làm được điều này, hãy tìm hiểu về cá nhân khách hàng và tổ chức của họ, những mục tiêu cũng như khó khăn họ gặp phải để đạt được mục tiêu đó.
  3. Uncover the need – Tìm hiểu nhu cầu: hãy dùng những câu hỏi thích hợp để phát hiện những nhu cầu thực sự của khách. Và hãy nhớ dành nhiều thời gian cho việc này, vì bạn phải đảm bảo rằng bạn và khách hàng đều đang có chung một hướng đi. Có một câu nói bất hủ trong ngành bán hàng, “Khách hàng không mua vì lý do của bạn, mà họ mua vì lý do của họ.” Đó là lý do vì sao bạn nên dành nhiều thời gian tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
  4. Sell the solution – Cung cấp giải pháp: sau khi bạn đã tạo được sự liên kết và hiểu rõ những nhu cầu của khách, bạn có thể trình bày về sản phẩm của mình. Vì bây giờ khách hàng đã sẵn sàng đón nhận những giải pháp cho nhu cầu của họ.
  5. Take action – Chốt hợp đồng: sau khi trình bày cho khách hàng vì sao sản phẩm của mình lại phù hợp với nhu cầu của họ, hãy chuẩn bị tinh thần xử lý từ chối cũng như những vấn đề còn sót lại của khách hàng và chốt hợp đồng.

Nếu thiếu một trong những bước bán hàng trên, những nỗ lực của người bán hàng sẽ trở nên vô ích. Ví dụ cho dù bạn làm rất tốt giai đoạn trình bày quyền lợi và giá trị mà sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng, nhưng bạn lại không nhận ra rằng sản phẩm đó không phù hợp với nhu cầu hiện tại của khách, như thế bạn đã làm tốn thời gian của cả hai bên.

Một quy trình bán hàng như TRUST rất quan trọng trong kinh doanh. Nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích nếu bạn khai thác và sử dụng đúng lúc đúng nơi. Thứ nhất, bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và bán được sản phẩm, tăng doanh thu cho công ty. Thứ hai, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí vì bạn không phải theo đuổi những khách hàng không có nhu cầu. Thứ ba, bạn sẽ xây dựng được hình ảnh một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, làm tăng sự tự tin của cá nhân bạn và nâng cao thương hiệu của công ty.

Tuy doanh số là mối quan tâm hàng đầu của người làm kinh doanh, nhưng nếu chúng ta quá coi trọng doanh số mà quên đi việc phát triển những kỹ năng cần thiết thì cũng khó duy trì thành công dài lâu. Nhà quản lý chuẩn mực của thế kỷ 21 cần trang bị cho mình những kỹ năng tối quan trọng như thiết lập và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng, phương pháp khơi gợi nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng, cách thuyết phục khách… Hãy tạo dựng sự nghiệp thành công trong ngành bán hàng, khởi đầu với những quy trình bán hàng như trên.

Nguồn tin Vietnamskills

27/4/09

Mười lỗi PR lớn nhất

Mục đích của việc quan hệ công chúng PR là miêu tả sinh động công việc kinh doanh của công ty theo một hình thức và phong cách tốt nhất. Không giống như quảng cáo, PR không trả tiền cho các phương tiện thông tin đại chúng để giữ chỗ đăng quảng cáo. Nhiệm vụ của PR là thu hút các phương tiện thông tin đại chúng chú ý đến bạn và sau đó chính các nhà báo sẽ tự viết bài về các hoạt động kinh doanh của công ty bạn.

1.Quỹ thời gian không hợp lý

Thời gian là nhân tố cốt yếu vậy mà nhiều nhân viên quan hệ công chúng lại chưa thấy rõ được tầm quan trọng của chúng. Việc chuẩn bị sắp xếp thời gian dành cho các đầu công việc chủ yếu là nhân tố quan trọng không thể thiếu. Một nhân viên PR cần cân nhắc quỹ thời gian hợp lý để đọc các tạp chí, các tờ báo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác.

2.Cách sử dụng ngôn ngữ thiếu phong phú

Các thuật ngữ chuyên môn khó hiểu thường không gây được ấn tượng với các biên tập viên, họ là những người có rất ít thời gian để đọc tất cả các ấn bản xếp hàng dài dằng dặc trên bàn làm việc. Khôn ngoan nhất là biết dùng ngôn ngữ một cách giản dị, dễ hiểu và đi thẳng vào chủ đề.

3.Viết các ấn phẩm kém hấp dẫn

Các lỗi, những từ bị thiếu sót, câu cú thiếu ý tứ, dài dòng văn tự, và có cấu trúc bất cập, thiếu logic là những điểm yếu làm các ấn bản trở thành các sản phẩm kém chất lượng. Bạn cần thu hút sự chú ý của người đọc, vì thế bạn hãy nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề chính, và theo đuổi các tin tức về các sự kiện hay các hoạt động. Hãy đảm bảo để những gì bạn viết ra thật cô đọng, súc tích và các chi tiết đều thích hợp.

4.Chú tâm đến cùng

Nếu muốn tiếng nói của mình giành được sự chú ý, thì bạn hãy lường trước các tình huống khi có ai đó gọi điện cho bạn và đặt ra các câu hỏi để biết thêm các thông tin chi tiết. Đã có rất nhiều các doanh nghiệp tự làm hỏng chiến dịch PR của mình vì không chuẩn bị chu đáo để kết thúc câu chuyện PR của mình một cách hoàn hảo.

5. Quá thổi phồng

Các phóng đại quá mức thường gây ra sự mệt mỏi có thể làm nảy sinh nghi ngờ trong tâm trí người đọc. Xin hãy nhớ: bạn đang cần thu hút sự chú ý các phương tiện thông tin đại chúng, bởi vậy hãy cung cấp cho họ các sự kiện có thật và có giá trị, hãy tránh việc đề cập quá tổng quát và tránh việc thổi phồng.

6. Thường xuyên phát hành các ấn phẩm không mục đích

Cũng giống như việc một đứa trẻ có thói quen khóc khi đòi bú, nếu bạn phát hành các ấn phẩm quá thường xuyên không nhằm một mục đích gì thì công việc PR của bạn sẽ rất ít tiến triển và người ta sẽ không chú ý đến những vấn đề bạn đưa ra. Cho đến khi có điều gì đó thực sự quan trọng xuất hiện, thì các biên tập viên lại đã quen với việc xóa đi những thông tin mà công ty bạn thường gửi đến cho họ. Vì vậy, bạn đừng nên cố gắng dựng lên quá nhiều các câu chuyện không có cơ sở.

7. Không có kiến thức báo chí

Có quá nhiều người thường cố gắng thực hiện một chiến dịch PR một cách thiếu hiểu biết. Việc đọc và thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất giúp bạn nắm được những gì đang diễn ra trên thế giới. Điều này cả đôi đường. Đầu tiên, bạn có thể sử dụng các thông tin địa phương hay thậm chí cả các thông tin trên thế giới để làm chất liệu hay minh họa cho các thông tin mà bạn sẽ đưa ra thêm phần sống động và có tính thuyết phục. Thứ hai, điều này còn giúp bạn có thể chủ động về mặt thời gian hơn trong việc phát hành các ấn phẩm PR.

8. Thiếu kế hoạch

Nếu bạn luôn “ở trên mây trên gió”, thì bạn không thể thực hiện tốt công việc PR được. Thật khó để xác định công việc tiếp theo sẽ là gì nếu bạn không lên trước một kế hoạch hành động. Bạn cần phải quyết định được ở đâu, khi nào, và bằng cách nào bạn sẽ tiếp tục tiến lên. Bạn cũng cần phải rất linh hoạt và luôn có các kế hoạch dự phòng trong đó dự kiến đến các tình huống xấu có thể xảy ra.

9. Không có sự giúp đỡ

Rất nhiều doanh nghiệp tiêu tốn các khoản tiền lớn vào việc thuê các đại lý PR với giá cắt cổ mà trên thực tế không cần thiết phải như thế. Trong khi đó rất nhiều công ty khác lại có hành động ngược lại: cố gắng tự mình làm tất cả mọi việc. Vậy điều quan trọng là các bạn tìm ta được một giải pháp trung hòa hợp lý.

10.Thiếu linh hoạt

Rất nhiều doanh nghiệp gắn bó với một tờ báo và đài truyền thanh, truyền hình cụ thể mà không hề nghĩ đến việc tìm kiếm các đối tác mới. Nếu biết linh hoạt để da dạng các phương tiện truyền thông nhằm thực hiện công việc PR của mình, có nghĩa là bạn đã vượt ra được khôn khổ hạn hẹp và vươn tới nhiều hình thái khác nhằm thu hút sự chú ý rộng rãi hơn. Hiện nay, trên thực tế, người ta đã biết cách tận dụng ưu thế của hình thức thư chào hàng để đưa ra các câu chuyện PR, hơn là gửi các câu chuyện theo một phương thức cũ tồn tại từ lâu là thông qua việc phát hành các ấn bản và các phương tiện thông tin đại chúng.

Nguồn tin Marketing Vietnam

Quyền được "điên điên"

Sao bạn không tận dụng quyền được “điên” của tuổi trẻ để “điên” thử một lần xem sao?...


Hai người cùng đi du lịch đến vùng núi. Một người già và một người trẻ. Hai người cùng hét "A...a...a..." thật lớn để nghe tiếng vọng vào vách núi. Nếu nhìn người lớn tuổi làm như vậy, bạn thấy thật kỳ cục. Còn nếu nhìn bạn trẻ, bạn thấy thật thú vị. Nếu bạn còn trẻ, bạn có làm thử không?

Mỗi độ tuổi có một cách “điên” của nó. Tuổi teen cũng vậy. Đây là cái tuổi phong cách cá nhân được định hình, ý thức cá nhân được thiết lập, cái tôi cá nhân được bộc lộ. Và nhiều khi bộc lộ theo những cách “điên điên”.

Bạn tôi cũng có những cách “điên” khá ngây thơ như kiểu: chạy đến ôm chầm đứa bạn mà nói “tao nhớ mày quá” dù vừa gặp nhau hôm trước. Hay tự nhiên thấy yêu đời kỳ lạ, hát vu vơ một mình mãi không chán. Cũng có thể “điên điên” kiểu như Huệ (học sinh trường ĐP) mua một bông hồng đỏ thắm mang lên lớp, để trên bàn, mặc bạn bè tò mò, cười vu vơ một mình rồi lại mang về. Đơn giản vì đang trên đường đi học, Huệ thấy mình xứng đáng nhận bông hoa đẹp kia lắm chứ. Thế là mua tặng mình. Nghĩ cũng thấy vui vui.

Có bao giờ bạn “điên” như vậy không? Đã có ai nói bạn “điên điên” chưa? Tôi thì nhiều rồi.

Người ta nói tôi “Điên à mà đi cắt phăng mái tóc dài thế?”. Tôi kệ. Cắt cho gọn gàng, thoải mái. Tôi muốn thay đổi hình ảnh của mình khi bước chân vào đại học.

Người ta nói tôi: “Điên à mà đi hiến máu. Người thì gầy teo”. Tôi kệ. Ý nghĩ được làm một nghĩa cử cao đẹp khiến tôi thấy sướng.

Người ta nói tôi: “Điên à mà đi bộ? Xe đâu?”. Tôi kệ. Tôi thích cho đôi chân trần lâu lâu được hưởng mùi đất, mùi đá trần trụi, hoang sơ.

Người ta nói tôi “Điên à” rất nhiều. Nhưng tôi kệ. Được “điên” thật thoải mái và thú vị. Lâu lâu tôi lại truyền thụ kinh nghiệm và những kiểu “điên điên” cho bạn bè cùng thử.

Sau cái lần tôi “điên điên” bỏ nhà đến vùng rừng núi Sơn La, "làm không công" cho người ta, thì tôi đã rủ được một nhóm bạn cùng đi tình nguyện với mình.

Có đợt tôi thấy anh thanh niên đánh mắng chửi bởi một người phụ nữ thậm tệ bên vệ đường. Người đứng xem rất đông. Mọi người thắc mắc và đưa ra nhiều lời bình luận về cách ứng xử thô bạo của chàng trai. Tôi “điên điên” nhảy vào can, bị anh ta đánh luôn. Cả nhóm bạn tôi ngay lập tức cũng “điên điên” theo, nhảy vào, can anh thanh niên và cùng tôi bảo vệ người phụ nữ. Rất may, lần đó chúng tôi “điên” không lâu vì an ninh phường đến kịp.

Cũng có lần tôi cầm túi rác trên tay, thấy có cái túi nilon đựng mấy thứ vỏ trái cây, vỏ bánh kẹo lung tung để trên ghế đá. Tôi “điên điên” tiện tay cầm luôn, cho vào thùng rác một thể. Sau nghĩ lại thấy mình làm thế cũng chẳng mất gì nên “điên” thêm nhiều nhiều lần nữa, cũng chẳng thiệt thòi gì.

Tất nhiên, “điên” khác a dua, đua đòi. Khi bạn a dua, đua đòi là bạn đang học làm theo số đông hoặc một số người có cách sống, cách nghĩ và hoàn cảnh khác với mình. Tôi chẳng làm thế. Cái gì thấy đúng, thấy hợp với mình thì làm thôi. Phải giống người khác, chạy theo người khác mệt mỏi và khó chịu lắm.

“Điên” cũng không giống với liều. Khi bạn “điên điên”, bạn nghĩ mình làm được nên thử, dù nó có khác người một chút, khác cách làm của mọi người một chút. Còn liều là bạn nghĩ mình không được làm, sức bạn không thể làm nhưng bạn vẫn cố. Liều như thế rất nguy hiểm, dễ gây nên hậu quả không mong muốn.

“Điên điên” đôi khi cũng rất vui. Khi tôi cùng mọi người nắm tay, tha hồ chạy nhảy, hò hét xung quanh đống lửa trại tôi thấy mình thật sướng vì mình còn ở tuổi có quyền được “điên” như vậy.

Khi tôi được hét to một tiếng tự nhiên giữa không gian thoáng rộng, tôi thấy thật hạnh phúc vì mình vẫn còn sức mà “điên” như vậy.

Tuổi trẻ vốn rất quý giá và không thể tồn tại mãi. Vậy thì tại sao khi còn trẻ, khi còn quyền được “điên” bạn không “điên điên” một chút? Để thử sức mình. Để thử thách mình. Để trải nghiệm mình. Và để xác nhận giá trị của mình. Sao bạn không tận dụng quyền được “điên” của tuổi trẻ để “điên” thử một lần xem sao? Vui lắm!

Theo Nguyễn Thuỳ Linh

VTC News

Thể hiện tác phong chuyên nghiệp qua email

Hầu hết các nhân viên trong công sở ngày nay đều thừa nhận một điều rằng, chỉ cần mạng Internet trục trặc trong vòng một vài giờ đồng hồ, họ cảm thấy thiếu vắng như…mất chân mất tay vậy. Bởi một khối lượng lớn công việc hàng ngày được giải quyết qua email. Sử dụng email trong công việc đã rất phổ biến, nhưng làm thế nào để chứng tỏ tác phong chuyên nghiệp qua email thì không phải ai cũng biết. ...

Đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ các nhân viên ngày nay không chú trọng đến hình thức, nội dung các emails mà họ gửi đi hàng ngày, bên cạnh đó họ chưa khai thác hết tính năng của các chương trình kiểm tra email nhằm phục vụ cho công việc của mình. Những emails xấu về hình thức (viết sai chính tả, font chữ rườm rà), nội dung không đi thẳng vấn đề… có thể khiến đối tác, khách hàng đánh giá thấp tác phong làm việc của nhân viên.

Bởi vậy bạn cần chú ‎ một số nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng thư điện tử trong công việc hàng ngày.

  1. Việc sử dụng email trong công việc hàng ngày cần tuân thủ Pháp luật và các nguyên tắc của mỗi công ty đề ra. Phát tán tài liệu khiêu dâm; khủng bố, tấn công người khác qua email; chống phá chính quyền; tiết lộ bí mật công ty…đó là những lỗi “chết người” trong việc sử dụng email.
  2. Soạn thảo email công việc càng ngắn càng tốt, tập trung vào những vấn đề mấu chốt. Hãy bám theo tiêu đề các công việc bạn cần giải quyết trong email, tránh “lái” sang các vấn đề khác, ngoại trừ việc giải thích, nêu lí do sự việc. Đó chính là điểm khác nhau giữa email công việc và email mang mục đích cá nhân.
  3. Tiêu đề email phải bao quát được nội dung bạn cần giải quyết. Với những người cần giải quyết một khối lượng lớn công việc qua email, thì tiêu đề giúp họ dễ dàng nhận biết, quản lí thư điện tử. Bạn cần tránh việc gửi email mà không đặt tiêu đề. Bên cạnh đó, hạn chế việc lạm dụng sử dụng các từ QUAN TRỌNG hoặc KHẨN CẤP trong tiêu đề email, hãy để dành việc sử dụng nó cho những công việc cực kì đặc biệt.
  4. Về lỗi chính tả và hình thức email, bạn cần chú trọng vấn đề này bởi nó thể hiện sự chuyên nghiệp và khoa học của nhân viên. Cách tốt nhất để kiểm tra lỗi chính tả là bạn bật chế độ tự động kiểm tra của máy tính, hoặc tự kiểm tra kỹ lưỡng trước khi gửi thư. Một bức email nhiều lỗi chính tả thể hiện sự thiếu tôn trọng đối tác và khách hàng. Email nên sử dụng câu ngắn, giữa các đoạn cần cách dòng để bức thư được rõ ràng cho người đọc.
  5. Sử dụng file đính kèm đã được ghi chú một cách khoa học. Tên file đính kèm phải rõ ràng, đặt theo trình tự thời gian hoặc nội dung công việc. Ngoài ra bạn cần kiểm tra kẻo gửi nhầm file chưa hoàn thiện cho đối tác và khách hàng, điều này cho thấy bạn làm việc không cẩn thận chút nào! Với các file được đặt tên tiếng Việt, bạn nên sử dụng chữ Việt không có dấu để tránh trục trặc khi người nhận mở file.
  6. Có ba thói quen khiến người nhận email rất bực mình, đó là viết hoa toàn bộ nội dung, font chữ to nhỏ không đều, chữ in đậm, in nghiêng và màu sắc được sử dụng bừa bãi. Việc viết hoa chỉ nên áp dụng đúng nguyên tắc của nó, nếu bạn viết hoa toàn câu thì một số đối tác nước ngoài sẽ hiểu rằng bạn đang..la hét họ. Tương tự, màu sắc, kiểu chữ nghiêng hay đậm cần thống nhất, giữ cho hình thức bức thư lịch sư, thanh nhã.
  7. Bạn nghĩ sao về việc viết tắt? Hãy xem email công việc như một…bài luận vậy. Mỗi lỗi viết tắt, bạn đã bị khách hàng và đối tác…trừ 0.5 điểm trong tác phong và thái độ làm việc rồi đấy. Bởi vậy, những từ thông dụng như “ASAP” (càng sớm càng tốt), BTW (nhân tiện)…bạn chỉ nên sử dụng trong email cá nhân thôi nhé!
  8. Trong các email giao dịch cần sử dụng chữ kí cá nhân mình bao gồm tên, chức danh, địa chỉ và phone. Người nhận sẽ biết rõ bạn là ai, ở đâu, chịu trách nhiệm cho công việc nào. Đặc biệt là với những khách hàng lần đầu làm việc với công ty bạn.
  9. Hãy trả lời email càng sớm càng tốt. Tại các công ty lớn, vị CEO cao nhất cũng phải giữ cho mình thói quen trả lời email sớm bởi nó thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và làm việc khoa học, tránh dồn công việc ứ đọng. Và cũng cần nhớ, nên đọc kỹ email trả lời ít nhất một lần trước khi click “Gửi đi”.
  10. Với đối tượng “thư rác”, cách tốt nhất là bạn hãy tống nó vào ngăn rác, hoặc sử dụng phần mềm các bức thư…không mời mà đến này. Việc bạn “thử” click vào thư rác sẽ giúp người gửi xác nhận địa chỉ email của bạn là thực, từ đó, bạn sẽ liên tục bị tấn công.
  11. Hãy copy, forward (gửi chuyển tiếp) thư của bạn cho những người có liên quan, từ sếp đến đồng nghiệp. Việc bạn c/c email sẽ giúp những người có liên quan theo dõi công việc chung, kiểm tra lẫn nhau một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, sếp cũng có thể dõi theo tiến độ công việc của cả hệ thống.
  12. Bên cạnh tính năng soạn, gửi thư, email ngày nay còn được sử dụng để quản l‎ tài liệu, thời gian biểu…Phần mềm Microsoft Outlook vẫn được ưa chuộng nhất trong các công ty, bởi nó cho phép người sử dụng kiểm tra hòm thư điện tử tại máy tính cá nhân của mình. Bên cạnh đó, tính năng lịch công tác của phần mềm này cũng cho phép người sử dụng quản lí‎ chặt chẽ công việc, sắp đặt lịch và thông báo cho người khác được biết.

Hãy tạo thói quen sử dụng email theo những nguyên tắc đơn giản trên, bạn sẽ chứng tỏ và duy trì tác phong chuyên nghiệp của mình trong môi trường kinh doanh năng động, không những thế còn tăng hiệu suất công việc

23/4/09

Tê bì - triệu chứng của nhiều chứng bệnh nguy hiểm cần phải thận trọng

Với cách nhìn của Y học cổ truyền (YHCT) tê bì còn gọi là "ma mộc", triệu chứng rối loạn cảm giác của tay, chân hay một phần thân thể và chia làm hai mức độ: Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần nhưng vẫn còn cảm nhận được với kích thích. Bì (mộc) là mất hết cảm giác, tê dại hoàn toàn, không còn cảm nhận được gì nữa và có thể kết hợp với tổn thương cơ nhục gây teo nhão, yếu liệt cơ.

Nguyên nhân thường do sức đề kháng của cơ thể suy giảm nên dễ bị tác động của gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp), khí hư, khí trệ, huyết hư, huyết ứ, đàm thấp làm tổn thương gây tê bì.

Tê bì là một triệu chứng rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều chứng bệnh khác nhau từ những bệnh lành tính dễ điều trị đến những chứng bệnh phức tạp nguy hiểm đến tính mạng. Tê bì có thể khởi đầu rất nhẹ nhàng như tê rần ở các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích hoặc giảm cảm giác. Những triệu chứng này có thể ngày càng nặng hơn lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay, có thể xuất hiện tương tự ở bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi mông, vùng thắt lưng... Tê bì có thể xuất hiện ở đỉnh đầu, một nửa đầu (kèm theo nhức đầu hoặc không), ở vùng mặt, cổ, vai, ngực, lưng, thắt lưng, tê rần quanh bộ phận sinh dục.

Nhìn chung tê bì có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể người bệnh tùy vào vị trí và nguyên nhân gây bệnh. Tê bì thường xuất hiện ở những người làm các công việc dễ bị chấn thương hoặc những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Ví dụ những người làm việc văn phòng sử dụng máy vi tính liên tục, những người làm công việc nặng nhọc khuân vác hằng ngày, phải chạy xe máy nhiều giờ, công nhân làm ở các công ty thủy sản thường xuyên phải tiếp xúc với nước lạnh ẩm hay công nhân xây dựng sử dụng những thiết bị rung nặng nề để khoan phá bê tông, đào móng các công trình... Tê bì cũng thường gặp trong các bệnh đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, viêm các khớp, hội chứng viêm ống cổ tay... Những bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì... Bệnh thiếu vitamin đặc biệt là Vitamin B1, thiếu Calcium... Một số bệnh lý do nhiễm độc và gây viêm thần kinh như nghiện rượu, nghiện ma túy...

Thầy thuốc YHCT có thể sử dụng các loại dược thảo có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, châm cứu và những phương pháp khác để điều trị triệu chứng tê bì rất hiệu quả ở giai đoạn sớm chưa có biến chứng. Hãy chú ý đến một câu nói rất phổ biến trong dân gian "tiền tê, hậu bại" (bắt đầu bằng triệu chứng tê và sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt). Nếu chúng ta chủ quan để bệnh tiến triển nặng và kéo dài, khi ấy dù có được điều trị tích cực bao nhiêu cũng không hồi phục hoặc hồi phục không hoàn toàn, để lại những di chứng tê bì hay yếu liệt cơ theo suốt cả cuộc đời...

BS.Lê Hùng
Nguyên Phó viện trưởng Viện YDHDT TP.HCM

Tony Blair - diễn giả đắt giá nhất hành tinh

Sau khi cựu thủ tướng Anh Tony Blair kết thúc bài nói chuyện 30 phút của ông tại thủ đô của Philippines vào tháng trước, ông được nhận 256.000 USD, tương đương thu nhập trong một năm khi ông còn làm thủ tướng.

Nói theo cách khác, cứ mỗi phút nói chuyện với 2.000 khán giả tại thành phố Manila, ông Blair kiếm được 6.000 bảng (8.400 USD). Với mức thù lao đó, ông trở thành người diễn thuyết được trả lương cao nhất trên hành tinh.

Nhưng khoản tiền ở Manila chỉ là một phần nhỏ trong tổng số tiền mà ông sẽ kiếm được trong năm. Người ta ước tính rằng ông có thể được trả 80 triệu bảng trong 10 năm kể từ khi nghỉ hưu. Không có bất kỳ cựu lãnh đạo nào trong lịch sử thế giới, kể cả cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, có thể kiếm tiền với tốc độ nhanh như vậy sau khi rời nhiệm sở.

Ngay sau khi Blair nghỉ hưu, nhiều công ty, trường đại học trên khắp thế giới đua nhau mời ông tới diễn thuyết. Danh sách đơn đặt hàng cứ dài ra từng ngày. Ông Blair, 55 tuổi, đã xây dựng một đế chế riêng với đại bản doanh là tòa nhà 4 tầng ở quảng trường Grosvenor, London. Ông có văn phòng đại diện tại Mỹ, Trung Đông và cả châu Phi. Cựu thủ tướng phải thuê 82 người để vận hành đế chế ấy. Để trả lương cho nhân viên, ông phải chi 3,5 triệu USD mỗi năm. Ông cũng giúp các tổ chức từ thiện quyên tiền ủng hộ thể thao, dân nghèo châu Phi và hoạt động chống biến đổi khí hậu.

Để tiết kiệm thời gian, Blair thuê hẳn một chiếc máy bay phản lực Gulfstream V. Mỗi chuyến đi 3 ngày trên chiếc máy bay này “ngốn” 80.000 bảng (120.000 USD).

Về bất động sản, Blair và vợ có 4 biệt thự ở London, Buckinghamshire, Bristol và Durham với tổng trị giá 12,6 triệu USD. Tuy nhiên, những người thân cận của cựu thủ tướng Anh cho biết, ông sẵn sàng từ bỏ những khoản thu nhập kếch xù để đảm nhận chức chủ tịch Liên minh châu Âu. Blair từng cho rằng ông có sứ mệnh làm cầu nối giữa chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama và lục địa già.

Có lẽ vợ của Blair sẽ cảm thấy sốc khi biết rằng, nếu được bầu làm chủ tịch Liên minh châu Âu, cựu thủ tướng Anh sẽ nhận mức lương gần 283.000 USD mỗi năm – tương đương với mức thu nhập dành cho 33 phút nói chuyện của ông hiện nay. Tuy nhiên, bà Cherie cũng thừa hiểu rằng, sau một nhiệm kỳ làm lãnh đạo Liên minh châu Âu (hai năm rưỡi), mức thù lao dành cho mỗi phút nói chuyện của ông sẽ tăng lên nhiều so với hiện nay.

Theo vnexpress.net

21/4/09

10 câu nói bất hủ của Bill Gates

Trước khi về hưu vào tháng 7/2008, Bill Gates đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Biết đâu nhờ học hỏi những lời khuyên bổ ích này, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?

1. “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”
-> Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi.

2. “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”
-> Lòng tự trọng thái quá có thể sẽ gây khó khăn cho công việc của bạn. Đừng quá đề cao lòng tự trọng của mình vì điều người ta quan tâm là bạn đạt được gì, chứ không phải là lòng tự trọng.

3. “Bạn sẽ không thể kiếm được 40.000 USD/năm ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Bạn cũng không là một ông sếp lớn có điện thoại gắn trên ô tô cho đến khi bạn kiếm được hai thứ đó.”
-> Thường thường, bạn không thể giàu có nếu chỉ vừa mới tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý cấp cao, bạn cần có cả hai: bằng tốt nghiệp trung học và tiền bạc.

4. “Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền.”
-> Đừng than vãn rằng sếp của bạn khó tính quá. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn bạn gặp phải đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm. Đơn giản là vì nếu không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm gì và nhanh chóng thất nghiệp. Và lúc này cũng sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

5. “Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có mà ta thán về lỗi lầm của bạn, hãy rút kinh nghiệm từ chúng.”
-> Đừng quy thất bại của bạn cho định mệnh. Tất cả những gì bạn cần hiện giờ là giữ bình tĩnh và bắt đầu lại từ đầu.

6. “Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng "đáng chán" như bây giờ. Bố mẹ đã trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo bạn sạch sẽ và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi cằn nhằn bố mẹ điều gì thì hãy dọn dẹp buồng ngủ của bạn cho ngăn nắp đi đã.”
-> Bạn nên thể hiện lòng biết ơn của mình với bố mẹ vì đã dành phần lớn cuộc đời nuôi bạn khôn lớn. Sự “cổ lổ sĩ” của bố mẹ bạn ngày nay là cái giá họ phải trả cho sự lớn khôn của bạn.

7. “Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế đâu.”
-> Hãy tự nhủ rằng bạn luôn có thể trở thành người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có nhiều động lực hơn để phấn đấu cho sự nghiệp của mình.

8. “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.”
-> Đừng luôn ngóng chờ các ngày nghỉ lễ, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp của mình. Sự tụt hậu này đồng nghĩa với sự đào thải và thất nghiệp.

9. “Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để đi làm việc.”
-> Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.

10. “Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được ngày sau và khi đó bạn có thể phải làm việc cho một kẻ như vậy.”
-> Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu.

18/4/09

Làm sao để blog hoạt động hiệu quả?

Blog là nhật ký điện tử là một trang web hoặc một nơi nào đó trên web mang tính chất của một diễn đàn mở, nơi người ta có thể chia sẻ và thể hiện bản thân. Sử dụng blog hầu như miễn phí nên rất phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ chưa có điều kiện lập trang web. Việc xây dựng và cập nhật thông tin cũng khá dễ dàng. Trường hợp doanh nghiệp đã có trang web, blog cũng như một công cụ truyền thông đáng chú ý vì mang tính tương tác tự nhiên, dễ dàng tiếp cận và gây cảm tình với người tiêu dùng, nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và suy nghĩ của họ. Blog được coi là trang thông tin cá nhân thể hiện cái tôi riêng tư nên cũng là nơi doanh nghiệp/ sản phẩm có thể dễ dàng thể hiện cá tính thương hiệu của mình.

Làm sao để blog hoạt động hiệu quả?

Lợi ích là thế, nhưng nếu không tạo ra được một phong cách, cá tính riêng, không xây dựng mối quan hệ và tham gia các hoạt động của cộng đồng thì chiến dịch marketing bằng blog cũng chẳng có cơ hội tồn tại trong thế giới ảo. Hiệu quả chỉ được tạo ra nếu sử dụng đúng cách.


Xây dựng nội dung hấp dẫn, phù hợp: Sức lôi cuốn của một trang nhật ký điện tử trước hết là ở nội dung. Blog không phải là nơi chứa các thông cáo báo chí hay chính sách doanh nghiệp mà hãy chọn lọc những thông tin hữu ích và thể hiện bằng ngôn ngữ và phong cách gần gũi với cộng đồng mạng. Không những nhận được sự ủng hộ của độc giả, một blog khi trở thành nguồn thông tin hữu ích còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tính của mình khi được các blogger chia sẻ đường link, trích dẫn thông tin hay ý kiến.

Cá nhân hóa: Bên cạnh nội dung, cư dân blog còn rất quan tâm đến tâm tư, tình cảm và phong cách của một cá nhân thể hiện qua màu sắc, hình ảnh và giọng điệu qua từng câu chữ. Hãy chia sẻ suy nghĩ, quan điểm và những thông tin mang tính cá nhân về công ty bạn, đồng thời tạo một cái “gu” hay dấu ấn riêng để thu hút người đọc.

Quảng bá và xây dựng mối quan hệ: Một blog sẽ chẳng có tác dụng gì nếu không nhận được sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng mạng. Vì thế, bạn phải thu hút độc giả và tăng lưu lượng cho blog bằng cách tham gia vào các diễn đàn, mạng xã hội, tạo liên kết với các blogger khác… và quảng bá thông qua các công cụ onlinr khác như chat, email…


Thường xuyên cập nhật: Thông tin luôn mới và cập nhật đều đặn thì mới thu hút người đọc quay trở lại. Nếu không thể viết các entry mỗi ngày thì bạn cũng nên thông tin về các hoạt động của mình và cập nhật các nội dung mới, để tạo mối quan hệ gắn bó với những người quan tâm đến mình. Tuy nhiên, không nên lạm dụng đều này vì sẽ gây nên sự nhàm chán cho người đọc.


Trả lời các comment: chỉ khi đánh giá tốt bài viết hay quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp thì người ta mới bình luận. Do đó, tích cực trả lời các lời bình, bạn có thể xây dựng long trung thành với khách hàng mục tiêu, đồng thời cũng là cơ hội để giải thích hoặc phản hồi lại những ý kiến bất lợi đối với doanh nghiệp mình.
(Theo lantabrand)

8 sai lầm lớn trong marketing

Trong hoạt động tiếp thị không có một “bản đồ” rõ ràng chỉ ra đâu là đường đến thành công, đâu là đường dẫn đến thất bại. Dưới đây là tám sai lầm lớn trong tiếp thị mà các doanh nghiệp trẻ hay mắc phải.

Chỉ làm tiếp thị khi công việc kinh doanh đi xuống

Để công việc kinh doanh được phát triển, bạn cần phải xây dựng một chương trình tiếp thị có mục tiêu rõ rang và chương trình này phải được thực hiện thường xuyên bên cạnh những công việc hằng ngày của công ty. Một trong những sai lầm mà các doanh nghiệp trẻ hay mắc phải là chỉ tập trung vào một số khách hàng quen thuộc mà bỏ qua hoạt động tiếp thị thường xuyên nhằm tìm kiếm những khách hàng mới. Họ chỉ quay lại công tác tiếp thị khi công việc kinh doanh đang có chiều hướng xuống dốc. Chính điều này sẽ làm cho một doanh nghiệp khó “sống” khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc mất bớt khách hàng là việc không thể tránh khỏi, bởi vậy nếu không làm tiếp thị thường xuyên, số lượng khách hàng của công ty bạn có nguy cơ sẽ bị “teo” lại cho đến khi bạn buộc phải đóng cửa.

Các chiến dịch tiếp thị thiếu tập trung

Thông thường, những doanh nghiệp trẻ hay gặp thất bại trong công tác tiếp thị vì nhắm đến quá nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trong khi ngân sách dành cho tiếp thị lại quá hạn hẹp. Tập trung vào những khách hàng thật sự đang muốn nghe điều bạn nói, bạn sẽ tránh được những thất bại này. Khi hướng những nổ lực tiếp thị vào một nhóm khách hàng mục tiêu đã được chọn lựa chính xác, bạn sẽ thu được những kết quả tốt đẹp. Hãy lập ra danh sách những khách hàng tiềm năng tốt nhất và dồn hết những nổ lực tiếp thị của bạn cho nhóm khách hàng này.

Bỏ qua việc nghiên cứu và thử nghiệm thị trường

Bạn nghĩ rằng hàng triệu người sẽ mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của công ty bạn nhưng bạn có tin chắc vào điều đó không? Trước khi bỏ nhiều tiền bạc ra để giới thiệu doanh nghiệp mới của mình, bạn hãy thực hiện nghiên cứu thị trường. Có thể xem Internet là một trong những nguồn thông tin tốt nhất để bạn thực hiện điều này. Bạn có thể sử dụng những “chat room” (câu lạc bộ tán gẫu) trên Internet để lấy ý kiến phản hồi từ khách hàng và những tư liệu cần thiết mà không phải tốn kém quá nhiều chi phí. Hay bạn cũng có thể thử nghiệm thị trường bằng cách thực hiện những cuộc khảo sát với các nhóm khách hàng tiềm năng. Nếu làm tốt việc nghiên cứu và thử nghiệm thị trường, bạn sẽ tránh được những thất bại do những giả định sai về sản phẩm, dịch vụ hay khách hàng gây ra.

Chỉ lệ thuộc vào vài phương thức tiếp thị

Thông thường, bạn có khuynh hướng chỉ lệ thuộc vào một vài phương thức tiếp thị mà bạn cảm thấy “thuận tay “ nhất. Chẳng hạn, nếu thích gặp gỡ và nói chuyện với mọi người, bạn thường chọn cách tạo quan hệ trực tiếp (networking). Còn nếu bạn là người hay e dè, bạn có thể chọn cách gửi thư. Đây chính là một sai lầm lớn trong tiếp thị, bởi vì như vậy, thông điệp tiếp thị của bạn sẽ bị giới hạn và không hướng đến được nhiều đối tượng khách hàng. Do vậy, khi hoạch định chương trình tiếp thị, bạn hãy chọn nhiều hình thức khác nhau để có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng., bất kể là bạn đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh.

Chi “chưa tới” cho hoạt động tiếp thị

Việc đầu tư cho ngân sách tiếp thị cũng quan trọng không kém gì việc đầu tư vào máy móc thiết bị và những công cụ khác để vận hành doanh nghiệp. Nếu bạn đi vay tiền ở ngân hàng, bạn có thể sẽ phải giải trình cho ngân hàng kế hoạch và ngân sách dành cho tiếp thị của công ty bạn. Bởi nếu không có hoạt động tiếp thị hoặc hoạt động này không được đầu tư đúng mức, có khả năng bạn sẽ không trả được nợ vay ngân hàng do không bán được hàng. Ngay cả khi bạn không cần vay tiền ngân hàng hoặc của một ai khác, bạn cũng cần phải chi cho hoạt động tiếp thị một cách thoả đáng nhằm đạt được các mục tiêu hàng năm về doanh số.

Không xây dựng được một hình ảnh chuyên nghiệp

Những tài liệu, hồ sơ, vật dụng mà bạn sử dụng cho hoạt động tiếp thị sẽ nói lên hình ảnh của công ty bạn. Để thành công trong tiếp thị, bạn cần phải trang bị cho mình một loạt công cụ có tính nhất quán và liên kết với nhau để làm nổi bật hình ảnh công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác. Bạn cũng nên nhận thức tầm quan trọng của khách hàng về hình ảnh của công ty khi họ tiếp xúc với công ty qua điện thoại. Chẳng hạn, việc sử dụng hộp thư thoại, thu âm lời chào khách hàng nghe có vẻ “chuyên nghiệp” và trả lời các cuộc điện thoại gọi đến trong vòng 24 giờ cũng là một cách giúp bạn “đánh bóng” hình ảnh chuyên nghiệp của công ty mình.

Không quan tâm đến khách hàng hiện hữu

Thường, khi chuyện kinh doanh đang phát đạt, bạn có khuynh hướng chỉ tập trung vào những khách hàng mới mà bỏ quên các khách hàng hiện hữu. Bạn sẽ phải trả giá cho sai lầm này. Bởi lẽ, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian và chi phí hơn để thuyết phục khách hàng mới mua hàng so với việc khuyến khích khách hàng cũ tiếp tục mua hàng. Hãy lập ra một danh sách khách hàng hiện hữu hoặc khách hàng thân thiết và bảo đảm rằng các chương trình tiếp thị của bạn có hướng đến những nhóm khách hàng này.

Xem thường vai trò của công nghệ

Trong thời đại hiện nay, khi mà công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, phát triển không ngừng, bạn sẽ không đạt được nhiều thành công trong công tác tiếp thị nếu như không ứng dụng được những tiến bộ của công nghệ vào lĩnh vực này. Chẳng hạn, hiện nay phần mềm quản lý quan hệ khách hàng và chương trình qua Internet là hai công nghệ hay được các công ty trên thế giới sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tiếp thị. Dù bạn đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh, thành công chỉ đến khi bạn không ngừng tìm ra những phương thức mới và tốt hơn để giao tiếp với khách hàng hiện hữu cũng như khách hàng tiềm năng. Công nghệ mới sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

Theo Báo Doanh Nhân Cuối Tuần

15/4/09

Kỹ thuật trình chiếu PP

Đang giữa lúc thuyết trình, bỗng nhiên bạn cần mở một slide khác để minh họa hoặc trả lời câu hỏi của người nghe. Tất nhiên, bạn có thể dùng phím mũi tên, nhấp chuột để từng chút một di chuyển tới lui giữa các file như thường lệ.

Hoặc quay lại cửa sổ làm việc của PowerPoint và làm người nghe mất tập trung khi “khoe” menu, thứ tự cũng như số lượng các slide. Tuy nhiên, cách làm trên rất thiếu chuyên nghiệp. Trừ trường hợp đã cẩn thận tạo đường dẫn trước, thủ thuật sau sẽ giúp bạn mở nhanh slide mà không để lộ nội dung của các slide khác. Đầu tiên, bạn nhấn phím chữ cái A hoặc di chuyển chuột ngang qua màn hình để mở menu của file trình chiếu rồi tìm đến Go to Slide. Danh sách liệt kê các slide trong file trình chiếu sẽ hiện ra. Phần việc còn lại của bạn là nhớ và chọn chính xác slide cần mở

Trình chiếu PP chuyên nghiệp cần biết click here

Hy vọng chúng ta sẽ trình chiếu slide pro hơn với các kỹ năng hỗ trợ này, thanks các tác giả của tất cả các bài viết
Nguồn tài liệu từ E-BIZ

14/4/09

20 bí quyết quảng bá website

Buôn bán, trao đổi sản phẩm đang ngày càng khẳng định vị trí thống soái trên không gian ảo, khi mà mọi người đua nhau thiết lập các trang web thương mại điện tử và bổ sung chức năng mua sắm trực tuyến trên trang web của mình. Mặc dù mức độ cạnh tranh ngày một gia tăng, hoạt động kinh doanh trực tuyến vẫn có thể đạt được những doanh số bán hàng ấn tượng, nếu bạn biết cách xúc tiến hiệu quả.


1.Luôn đặt địa chỉ trang web trong các tiêu đề thư, danh thiếp và phần chữ ký ở cuối mỗi e-mail hay ở bất cứ nơi nào khác mà các nhà đầu tư tiềm năng có thể sẽ chú ý tới.

2.Nếu nhân viên của bạn mặc đồng phục, hãy in địa chỉ web trên bộ trang phục đó để bất kỳ khách hàng nào cũng đều nhìn thấy các quảng cáo trang web di động mọi nơi mọi lúc.

3. Đính kèm địa chỉ trang web vào tất cả các sản phẩm/dịch vụ khuyến mãi, quảng cáo mà bạn cung cấp cho khách hàng, ví dụ như tách cà phê, áo thun, dây đeo chìa khoá.... Các vật nhắc nhở hàng ngày như vậy sẽ là một cách hay để thu hút mọi người ghé thăm trang web của bạn.

4.Hãy đưa địa chỉ trang web vào tất cả các bản thông cáo báo chí mà bạn gửi cho giới truyền thông. Một khi đã có sẵn trong các thông tin PR, địa chỉ trang web của bạn sẽ có nhiều khả năng xuất hiện tại các bài viết của giới báo chí về công ty bạn.

5.Đừng quên đặt địa chỉ web vào trong quảng cáo Trang vàng. Đây là một nơi mà mọi người sẽ xem thường xuyên.

6.Công ty bạn có sở hữu một vài chiếc xe riêng? Hãy viết địa chỉ web lên thành xe con, hay xe tải chuyên dùng để giao nhận sản phẩm.

7.Bên cạnh việc in số điện thoại tổng đài miễn phí, hãy viết địa chỉ trang web của bạn vào cuối mỗi trang catalogue để các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận cửa hàng trực tuyến của bạn.Xúc tiến e-bussiness trực tuyến.

8.Tận dụng và tối ưu hoá lợi thế từ các công cụ tìm kiếm trực tuyến nhằm thể hiện một cách tốt nhất hình ảnh trang web của bạn.

9. Nếu bạn muốn quảng bá mạnh mẽ hơn nữa, bạn có thể khai thác hoạt động tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến, nơi bạn sẽ trả tiền để có một đoạn quảng cáo nhỏ xuất hiện khi ai đó tìm kiếm thông tin qua các từ khoá nhất định.

10.Tổ chức cuộc chơi để cho bất cứ ai đăng ký vào trang web của bạn hay đăng ký nhận các bản tin trong một thời gian nhất định sẽ có cơ hội giành được một vài món quà miễn phí.

11. Hàng tuần gửi đi các bản tin qua e-mail cho các thành viên đăng ký trang web của bạn, với nội dung là những lời khuyên và thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh hay công ty của họ. Bạn hãy nhớ để cho các đường dẫn quay về trang web của bạn.

12.Cung cấp một số nội dung miễn phí cho các trang web khác. Đây là hành động có lợi cho cả hai bên: Các trang khác sẽ có được những bài viết miễn phí để quảng bá hình ảnh, trong khi bạn sẽ có thêm nhiều người ghé thăm trang web từ đường link mà bạn cung cấp, đồng thời tạo ra hình ảnh một chuyên gia thực thụ.

13. Gửi qua e-mail các bản tin xúc tiến kinh doanh được soạn thảo chuyên nghiệp và có trọng tâm hướng đến khách hàng. Hãy dành thời gian quan tâm tới nội dung và hình thức của e-mail: Bạn cần thông qua e-mail để đem lại một giá trị nào đó cho khách hàng, đồng thời không để nó trở thành thư rác.

14.Đề nghị các trang web khác (không phải các trang web cạnh tranh) đặt đường link của họ trong trang web của bạn và, ngược lại, bạn cũng đặt đường link của bạn trên web của họ.

15.Liên kết chặt chẽ với cộng đồng web để hàng trăm trang web có đường dẫn tới trang web của công ty bạn. Việc đó sẽ thu hút thêm người truy cập từ những trang web khác nhau có các nội dung liên quan.


16.Chủ động tham gia vào các diễn đàn, nhóm thảo luận trực tuyến, và luôn ghi địa chỉ web trong phần chữ ký ở bên dưới. (Mặc dù vậy, đừng gắng sức quảng bá để bán hàng. Đa số các nhóm thảo luận đều không tán thành những hành vi như vậy và sẽ nghĩ rằng bạn đang làm phiền cả nhóm).

17.Bất cứ khi nào một ai đó đặt hàng sản phẩm/dịch vụ của bạn trên trang web, hãy gửi kèm cho họ một bộ catalogue hoàn chỉnh để họ quay trở lại với trang web trong các lần tiếp theo.

18.Động viên những người ghé thăm trang web của bạn cho biết ý kiến về các kỹ thuật tiếp thị khác nhau, qua đó giúp bạn cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến.

19.Bạn không biết chắc các khách hàng muốn gì? Hãy thử một vài cuộc thăm dò trực tuyến nhằm tìm hiểu về sở thích, nhu cầu và quan điểm đánh giá của họ về trang web của bạn.

20.Khi xây dựng các chương trình quảng cáo, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đối tượng mà quảng cáo nhắm đến, mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, và cần sử dụng yếu tố sáng tạo nào để mọi người nhắp chuột vào đó, chứ không bỏ đi.Có thể nói, sự xuất hiện của các hoạt động kinh doanh trực tuyến đem lại nhiều cơ hội mới cho cả công ty và các khách hàng nhờ những lợi thế mà không một phương thức kinh doanh nào khác có được, đó là tốc độ, sự thuận tiện và đơn giản. Giữa một “rừng” những cái tên công ty, trang web B2B, bạn phải thật sự nổi bật và được nhiều người biết đến và nhớ đến khi họ nghĩ đến hình thức mua bán trực tuyến. Chỉ khi đó, bạn mới có thể nghĩ đến thành công thật sự trong không gian ảo này.

Tài liệu từ Marketingvietnam

13/4/09

Marketing trực tuyến, nghề không chỉ dành riêng cho dân marketing

Sự phát triển của Internet đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Song song với các phương tiện truyền thông truyền thống như TV, radio, báo & tạp chí, thư từ…, các doanh nghiệp ngày nay đã nhanh chóng ứng dụng hình thức Marketing Trực Tuyến (TT) vào việc giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng và PR công ty. Đã có rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ đạt được những thành công nhất định qua việc sử dụng hình thức này như VietnamWorks.com, Ford Việt Nam, tạp chí Sức Sống Mới, thegioididong, Zing.vn, ... Vậy Marketing TT là gì? Marketing TT gồm những hình thức nào mà có sức mạnh đến như vậy?
Anh Nguyễn Hoàng Phi – Online Marketing Supervisor của VietnamWorks.com sẽ chia sẻ một số thông tin về Marketing trực tuyến.

Chào anh Phi, anh có thể giới thiệu đôi nét về Marketing trực tuyến (TT)?

Marketing TT là việc ứng dụng công nghệ mạng máy tính, các phương tiện điện tử vào việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm, phát triển các chiến lược và chiến thuật marketing… nhằm mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Việc ứng dụng công nghệ để thực hiện các hoạt động marketing là một điểm khác biệt chính yếu giữa Marketing TT và Marketing truyền thống.

Vậy Marketing TT bao gồm những hình thức nào và được thực hiện ra sao?

Theo tôi, Marketing TT hiện có những hình thức tiêu biểu sau: Tối ưu trang web trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO), Marketing thông qua công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM), Marketing qua E-mail (E-mail Marketing) và Marketing mạng cộng đồng (Viral Marketing).

Hiện nay tại Việt Nam, 82% số người sử dụng Internet khi truy cập Internet sẽ bắt đầu với việc tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm như (Google, Yahoo! Search…); và vì vậy các kênh công cụ tìm kiếm đã và đang là những kênh hiệu quả để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

SEO – Search Engine Optimization (Tối Ưu Trang Web Trên Công Cụ Tìm Kiếm)
là kỹ thuật cải tiến hệ thống thiết kế của trang web công ty để phù hợp nhất với những tiêu chí kỹ thuật do các công cụ tìm kiếm đề ra (tiêu đề trang, thẻ meta, sơ đồ trang web …).

Kỹ thuật này sẽ giúp nâng cao thứ hạng của trang web công ty trên trang kết quả tìm kiếm. Và nếu thực hiện tốt kỹ thuật này, khi người tiêu dùng tìm thông tin bằng các từ khóa có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu công ty, thông tin của công ty bạn sẽ xuất hiện ngay trang đầu tiên hay có thể ngay vị trí thứ nhất. Với vị trí này, theo thói quen của người sử dụng, trang web của bạn sẽ được click vào nhiều gấp 5 lần so với các trang khác.

Đây cũng được xem hình thức marketing có chi phí thấp nhất vì công ty không phải trả khoản chi phí quảng cáo nào cho các kênh này.

Kế đến là SEM – Search Engine Marketing (Marketing thông qua công cụ tìm kiếm). Theo kỹ thuật này, chuyên viên Marketing TT sẽ dùng các chương trình như Google Adwords để mua các từ khóa phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, các chiến dịch quảng bá… Khi người tiêu dùng tìm thông tin bằng các từ khóa có liên quan, thông tin của công ty bạn sẽ xuất hiện tại khu vực dành riêng cho quảng cáo trên trang kết quả.

Đối với SEM, bạn phải thanh toán một khoản phí quảng cáo trên kênh công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, số tiền bỏ ra càng nhiều không có nghĩa mẫu quảng cáo của bạn đạt được vị trí tối ưu. Nếu bạn và đối thủ cạnh tranh cùng mua một từ khóa để quảng cáo trên cùng một công cụ tìm kiếm ở cùng một vị trí, tùy vào khả năng chuyên môn của chuyên viên SEM, mức giá CPC (cost per click) của bạn và các đối thủ sẽ rất khác nhau.

Một người chuyên viên Marketing TT sẽ dựa trên kinh nghiệm, khả năng phân tích và phán đoán để thiết kế một chương trình SEM – từ việc chọn lựa từ khóa, phân loại từ khóa thích hợp, đến viết mẫu quảng cáo – trong mức chi phí cho phép nhưng vẫn tối đa hóa kết quả đạt được.

Nếu so sánh về mặt chi phí, theo tôi, SEM giúp tiết kiệm đến 50 - 80% chi phí marketing trực tuyến mà hiệu quả mang lại cao hơn so với các hình thức quảng cáo khác như đặt banner trên các trang web.

Trên thực tế, SEO cần nhiều thời gian để thực hiện và duy trì, vì vậy để đạt được hiệu quả cao nhất trên các kênh công cụ tìm kiếm, các công ty thường thực hiện SEM song song với SEO.

Thứ ba là E-mail Marketing. Dựa trên một cơ sở dữ liệu khách hàng (database), chuyên viên MTT sẽ phân tích và phân nhóm các đối tượng khách hàng có cùng chung sở thích hoặc nhu cầu để phát triển nội dung email và gửi đến từng nhóm đối tượng phù hợp.

Kỹ thuật này không những giúp bạn có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng, mà còn có thể giữ liên lạc với những khách hàng hiện tại với nội dung được thiết kế nội mới lạ, hấp dẫn, nhằm cung cấp những thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ hay chương trình khuyến mãi của công ty. Nếu so sánh với hình thức marketing trực tiếp truyền thống thông như gọi điện, gởi thư, e-mail marketing giúp bạn cắt giảm được khoản chi phí in ấn và tiếp cận khách hàng.

Có được một cơ sở dữ liệu (database) chất lượng, phù hợp với chương trình (ví dụ về độ tuổi, thu nhập, trình độ, v.v… ), đồng thời hiểu rõ thói quen sử dụng e-mail của từng khu vực địa lý cũng như dự kiến trước những sự cố kỹ thuật phát sinh sẽ mang đến cho bạn chiến dịch e-mail marketing thành công.

Cuối cùng là Viral Marketing. Đây là hình thức tạo ra các hoạt động, chương trình hay liên kết trong các cộng đồng mạng như diễn đàn, mạng xã hội, blog v.v… không nằm ngoài mục tiêu là giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty tới người tiêu dùng. Đặc điểm của hình thức này là tạo ra hiệu ứng lan truyền hay truyền miệng của các cư dân mạng về sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Một ví dụ cho hình thức Viral Marketing trong khoảng thời gian gần đây là chương trình hợp tác giữa VietnamWorks và Yahoo! Hỏi Đáp. VietnamWorks trở thành đối tác tri thức độc quyền đầu tiên của Yahoo nhằm tư vấn nghề nghiệp cho độc giả trên chuyên trang Yahoo! Hỏi và Đáp.

Với những công việc như vậy, theo anh đâu là tố chất cần có của một chuyên viên Marketing TT ?

Ngoài tố chất nhanh nhẹn, sáng tạo, khả năng đàm phán, phân tích và quản lý dự án tốt, chuyên viên Marketing TT còn cần phải có kiến thức về công nghệ và biết cách ứng dụng công nghệ để xây dựng được các chương trình marketing hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Điều này có nghĩa là bên cạnh kiến thức marketing truyền thống, người làm Marketing TT cần phải có kiến thức chuyên ngành Marketing TT, hiểu biết những công nghệ, thuật ngữ để có thể làm việc với các đối tác trong ngành cũng như đánh giá được hiệu quả của các chương trình marketing.

Trong tình hình kinh tế suy thoái, anh nghĩ nhu cầu tuyển dụng chuyên viên Marketing TT có bị suy giảm không?

Marketing TT đang dần chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp bởi tính hiệu quả cao và khả năng tiết kiệm chi phí. Đặc biệt trong thời điểm kinh tế suy thoái, Marketing TT chắc chắn sẽ là một công cụ đắc lực cho doanh nghiệp. Vì vây, tôi tin rằng các chuyên viên Marketing TT có năng lực sẽ luôn được các công ty săn đón.

Mức lương trong ngành này như thế nào?

Tùy theo lĩnh vực phụ trách, mức lương của cấp chuyên viên có thể dao động từ 300 đến 800 USD. Nếu ở cấp quản lý, bạn có thể nhận đựơc mức lương từ 1000 đến 2000 USD. Con số này sẽ thay đổi tùy theo năng lực thật sự của bạn và quy mô của công ty bạn làm việc.

(Theo VietnamWorks.com)

11/4/09

Đám đông nhỏ bé…

Bài viết của Nguyễn Ngọc Tư - trên Saigontiepthi online
Bài viết nhiều ý nghĩa, post lên mọi người chia sẻ - happy day to all

Nhiều khi ớn chữ, tôi mua mấy tạp chí phụ nữ, thời trang về để… coi hình. Hững hờ để từng trang trôi qua tay mình, khuây khoả được chút kia thì thương vương nỗi nọ. Mình không thể có trang sức này, quần áo này, bộ mỹ phẩm này hay cái túi xách, đôi giày này. Hoặc chúng quá hào nhoáng chỉ để trình diễn hoặc quá sang trọng, quý phái hoặc chúng quá đắt tiền. Giống như một mối tình không mơ mộng và hy vọng. Tôi nhớ tới má cùng chị, nghĩ, nếu cố gắng, mình cũng mua được một vài thứ bày biện trong tạp chí này để tặng hai người phụ nữ mình thương.

Và má tôi sẽ xoè bàn tay chai sần quắt queo của mình, để quy đổi giá tiền cái túi xách ra… lúa, ra mấy giồng cải, bàng hoàng biết nó giá trị hơn cả một vụ mùa. Chị tôi chắc cũng bẽ bàng, chẳng có đôi giày nào hợp với đôi chân héo thường xuyên dầm trong nước, chẳng có bộ trang phục nào chị mặc để bưng bê trong cái quán giải khát nhỏ xập xệ bên đường. Chưa kể nội dung, chỉ giá bìa thôi, tạp chí đã là một thứ xa xỉ, với đám đông kiếm sống vất vả, tảo tần như má, chị tôi.

Nhưng những tạp chí đó vẫn được người ta yêu thích. Những món hàng tinh tế, sang trọng, đắt đỏ và xa hoa vẫn được người ta mua. Cuộc sắm sửa của họ bình thản và nhàn tản như trẻ con mua viên kẹo, như tôi mua tờ báo, không một chút thắt lòng nào. Họ ít, nhưng là số – ít – gì – cũng – có.

Vài lần trong đời, tôi cũng đứng về phía số ít đó, nên sau này không còn cực đoan quay quắt khi nhìn những cái sân tennis của huyện lỵ nghèo. Tập thở đều khi qua những cao ốc sang trọng những resort thơ mộng, giữ nhịp tim không đổi khi đứng trước miên man cỏ mượt sân golf. Tự nhủ, mình chẳng có lỗi gì.

Tôi thật chẳng lỗi gì với bầy trẻ xóm chài kia, dù chúng không được vào cái bãi cát tuyệt đẹp mà tôi đứng ngắm biển chiều. Chỗ này ngày xưa, trước khi trở thành nơi nghỉ dưỡng cao cấp, đám trẻ đó đã từng chạy chơi. Và đứng ngoài rào, dì tôi sẽ không oán giận nếu tình cờ nhìn thấy đứa cháu ruột mình xênh xang trong một sân golf, nơi chỉ vài năm trước là mảnh ruộng của dì, cho đến một ngày dì bị bứt lìa đi, cỏ thay màu xanh của lúa. Không vì những điều như thế này mà người ta thôi sống và tận hưởng cuộc sống. Sáng nay tôi vẫn phải la cà quán xá dù ở miền quê xa xôi, bà ngoại tôi lụm cụm xách vài con tôm sú ra chợ xã bán, đổi chút tiền còm.

Cũng đành, tôi đang cố rời đi nhưng những người thân tôi vẫn ở lại giữa đám – đông – nhỏ – bé. Cố cân nhắc trong mớ vốn liếng tiếng Việt của mình, tôi tìm được một cụm từ vụng về, cũng giống như mọi người vẫn đang xốc xáo từ điển để chọn những chữ thật dịu dàng cho số đông thương khó này, để lẩn tránh không phải dùng hai từ “tầng lớp…”.

Những chuyên san phụ nữ và thời trang, chiếc Rolls-Royce, hay những sân golf là thí dụ. Chúng hiện diện, phát triển để chờ đợi người ta gọi đúng tên những khoảng cách đang ngày càng xa biệt.

Chỉ là đôi lần chạnh nghĩ, một người viết ít nhiều đa cảm như mình mà giờ giả vờ thản nhiên rời bỏ đám đông nhỏ bé, thì những người mang chức phận, thường rất lạnh lùng và tỉnh táo, họ đứng về phía số – ít – gì – cũng – có, cũng là lẽ đương nhiên. Và đương nhiên, đám đông bị quên lãng, bị đẩy dạt đến những bìa trời. Tan tác.

Họ có làm sao thì cũng không phải lỗi của tôi. Ừ, nào phải lỗi của tôi. Không phải đâu…

“Hãy cố yêu người mà sống” !

Đôi khi, trong đời ta phải bám víu vào cái gì đó để tin, để sống. Đôi khi ta vẫn thường lặp đi lặp lại trong trí câu hát ấy của Vũ Thành An để tự nhủ mình rằng đời dù sao vẫn còn nhiều người tốt, đời vẫn còn rất nhiều điểm sáng.

Ta đâu hay, ở một nơi nào đó một bà bí thư thứ nhất đại sứ quán lại bị quay phim đang tham gia buôn lậu sừng tê giác, sau khi một tùy viên và một tham tán thương mại cũng ở sứ quán ấy đã bị cáo buộc có liên quan đến đường dây buôn lậu này. Là cán bộ ngoại giao, hơn bất cứ người dân thường nào, họ biết cần phải báo vệ danh dự quốc gia, nếu không làm gì được để tăng uy tín đất nước thì cũng đừng làm gì để hình ảnh đất nước bị hoen ố; biết đất nước mình đã ký Công ước quốc tế CITES về bảo vệ động vật hoang dã; biết sức mạnh của phong trào bảo vệ môi trường ở các quốc gia phát triển, vậy mà vì tiền họ vẫn không do dự làm nhục quốc thể.

Ta đâu hay, một phó giám đốc sở bị cáo buộc nhận hối lộ hàng triệu đô la để tạo điều kiện cho một công ty nước ngoài trúng thầu một loạt hợp đồng tư vấn trong các dự án vay vốn ODA. Nếu không bị lộ, hẳn là con đường hoạn lộ của ông vẫn thênh thang trong khi túi riêng vẫn nặng mà lại vẫn có thể đường hoàng rao giảng cho cấp dưới về đạo đức, về chống tham nhũng.

Mà cả hai trường hợp kể trên lại đều không phải do các cơ quan chống tham nhũng, buôn lậu trong nhà phát hiện mà do người ngoài phát hiện "giùm"? Còn điều này thì ta hay nhưng đành bó tay: Mỗi ngày hàng triệu người dân thành phố này phải đổ ra đường để đến sở làm trong trạng thái mệt nhoài vì phải chen lấn do những lô cốt choán gần hết mặt đường ở hàng loạt con đường, từ tháng này qua tháng khác; chiều lại lại tiếp tục chen lấn nhau trong khói bụi hoặc dưới mưa qua những đoạn đường khổ ải để về đến nhà trong trạng thái bơ phờ và căng thằng. Báo chí có nói, dư luận có kêu thì cũng chi như nước đổ lá môn, dường như chẳng ai nghe thấy hoặc có nghe cũng thây kệ. Trong khi đó, một ông lãnh đạo một thành phố lớn khác để vài chục người dân phải thiệt mạng vì lụt lội, lại đổ cho dân "ỷ lại" (dù sau đó ông đã được tạo điều kiện để xin lỗi, trong khi có người lỡ lời còn không có được cái đặc ân này).

Sự kiên nhẫn, sức chịu đựng và lòng tin của những con người phải một mình vật lộn với thiên tai cũng như của những con người ngày ngày bị hành hạ trên những con đường khổ ải như vậy hẳn phải bị bào mòn đi rất nhiều. Còn trong xã hội, bao cảnh anh em chém nhau vì đất, hay nói như một nhà báo kiêm nhà văn rằng "đất lên, tình người xuống"; cháu giết bà, con đánh mẹ vì tiền; nhà giáo "chống tiêu cực, thì bị nhân viên cùng trường đang đêm tới nhà chửi bới, hành hung. Đến người trồng trọt một nắng hai sương vốn xưa nay chất phác là thế, nay cũng dám trồng thứ rau mà mình thì không dám ăn, trồng chỉ đề bán cho người khác ăn...

Đôi khi ta phải tự hỏi mình có bi quan quá không? Cái nhìn có đen tối quá không? Nhưng những điều liệt kê ở trên còn xa mới đầy đủ, đều có thực cả đấy chứ? Mà nào phải những sự thực xa xăm, lâu lắc gì! Chúng xuất hiện từ khá lâu rồi và vẫn còn lặp đi lặp lại, dưới hình thức này hay hình thức khác.

Nhưng ta lại tự bảo mình: Hãy nhìn xung quanh mình xem, vẫn còn khối người tốt đấy chứ. Bạn bè mình, đồng nghiệp mình: anh A, anh B, cô C... vẫn tốt đấy chứ; thầy cô cũ của mình vẫn là những con người đáng kính; cả sếp của mình, ông D, bà H... cũng là những người tốt đấy chứ? Và cả những người không quen biết, chỉ gặp thoáng qua, có biết bao nhiêu người tử tế, cho mình cảm giác tin cậy! Phải, có không ít những con người như vậy xung quanh ta, và đó cũng là sự thực, nhưng sao điều đó vẫn không đủ sức xua tan cái cảm giác âu lo, bực bội, thiếu tin tưởng trong xã hội mà chỉ ai cố tình bịt mắt mới không nhìn thấy

Vậy làm gì bây giờ? "Hãy cố yêu người mà sống" - ta vẫn thường mượn câu hát trên trong "Bài không tên số 5" của Vũ Thành An để tự nhủ đi nhủ lại với mình, như một sự bấu víu, rằng đời vẫn còn nhiều người tốt, còn nhiều điểm sáng. "Hãy cố yêu người mà sống" dù đời có qua lâu hay qua mau, bởi không yêu người, yêu đời nữa thì còn có lý do gì để sống? Biết thế, nhưng rồi mình lại phải tự "phản biện" với chính mình: Cố yêu người thì được rồi, dù người không phải lúc nào cũng dễ yêu, như khi ta bị một kẻ chạy xe ẩu đâm ta té nhào rồi lại còn phải nghe một câu chửi thề ném lại phía sau: "Đồ mắc dịch!", hay như khi ta cảm thấy bị phản bội.

Yêu người thì được, nhưng còn những gì đã đưa đẩy con người vào chỗ “ khó yêu” đến thế - không chỉ là chuyện nhỏ nhặt đâm xe rồi buông một câu chửi rủa – liệu có yêu nổi không, có tiếp tục yêu được không?

Tin tức Online